30/09/2021

TRÀ KOMBUCHA CÓ THẬT SỰ TỐT?

Trà Kombucha, bạn đã thử qua chưa? Loại trà lên men có hương vị kỳ lạ này nổi tiếng sạch sẽ và đã trở thành một thương vụ lớn trong thế giới đồ uống - và nó đã hoàn toàn bùng nổ trong vài năm qua.

Vậy trà Kombucha là gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Fiona Tuck - người sáng lập ra Vita-sol: "Về cơ bản, Kombucha là một loại trà xanh hoặc trà đen lên men hơi ngọt, hơi chua và có ga". Kombucha đã có nguồn gốc từ Trung Quốc khoảng 2000 năm trước đây. Tuy nhiên, so với những loại trà bình thường, Kombucha được làm bằng cách thêm vi khuẩn sống và nấm men (được gọi là scoby) vào trà và để lên men trong thời gian vài tuần. "Đường và trái cây đôi khi sẽ được thêm vào trà rồi để lên men trong vài tuần. Quá trình lên men sẽ tạo ra vi khuẩn sống và acid hữu cơ, những chất được cho là tốt cho sức khỏe", theo như bà Tuck chia sẻ.

Tuy nhiên, độ pH trong sản phẩm rất quan trọng và chúng ta nên cẩn thận trong quá trình tự pha chế Kombucha. Vì nếu pha chế không đúng cách, vi khuẩn có hại cho sức khỏe sẽ được hình thành. Do đó, đối với những loại Kombucha được sản xuất để thương mại trên thị trường hiện nay, trà sẽ được sản xuất trong môi trường nghiêm ngặt, được kiểm soát cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Kombucha mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

Kombucha được cho là có thể làm mọi thứ, từ tăng cường hệ thống miễn dịch đến giảm huyết áp, cũng như mang lại lợi ích giải độc. 

Tuy nhiên, một trong những lợi ích sức khỏe được quảng bá lớn nhất của Kombucha là khả năng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và cách nó có thể tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột. Kombucha thường được quảng cáo là "probiotic" và nó thực sự khai thác mối quan tâm ngày càng tăng xung quanh hệ vi sinh vật và cân bằng giữa vi khuẩn "tốt" và vi khuẩn "xấu".

Bà Tuck giải thích: “Khi Kombucha được lên men tự nhiên mà không qua quá trình thanh trùng và lọc, nó chứa các vi sinh vật sống hoặc vi sinh vật có lợi và axit hữu cơ hoặc hậu sinh học. Chúng được cho là có tác dụng hữu ích đối với đường ruột và sức khỏe của chúng ta nói chung."

Ngoài ra, việc tiêu thụ Kombucha hàng ngày có liên quan đến lượng đường trong máu bình thường ở người lớn mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.

Tuy nhiên, những lợi ích được nêu liên quan đến việc Kombucha có thể hỗ trợ các bệnh thấp khớp, bệnh gout, bệnh trĩ và chứng căng thẳng, tất cả đều dựa trên những phát hiện giai thoại và chưa được xác minh. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kĩ những thông tin mình đã đọc trước khi đưa đến kết luận trên.

Có nên tiêu thụ Kombucha thường xuyên?

Theo bà Tuck: "Nếu bạn đang chọn uống Kombucha, bạn nên chọn một sản phẩm đã được kiểm định rằng các nguồn vi khuẩn sống vẫn còn sống hoặc có thể tồn tại ở cuối thời hạn sử dụng". Nếu bạn có thể, hãy uống Kombucha, trà Kombucha sẽ là lựa chọn tốt hơn cho bạn thay vì tiêu thụ nước ngọt có đường, rượu bia hoặc thậm chí nước ngọt cho người ăn kiêng.

Tuy nhiên, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao và cũng không nên tiêu thụ quá nhiều trà Kombucha trong ngày, đặc biệt nếu bạn đang phải vật lộn với các vấn đề về đường ruột và những vấn đề tương tự.

Vậy uống bao nhiêu trà Kombucha là đủ?

Đối với những người mới uống, bạn nên tiêu thụ từ 50 - 60ml Kombucha vào sáng sớm (hoặc trước bữa ăn, trước khi đi tập thể thao) đồng thời uống kèm nhiều nước trong ngày. Khi đã quen với nồng độ của trà, có thể tăng lên từ nửa đến một lít 1 ngày. Việc thêm một ít Kombucha vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có lợi hơn là khi bạn không dùng.

Nếu bạn muốn sử dụng trà Kombucha để chữa bệnh, nên tư vấn bác sĩ chuyên môn mà bạn đang thăm khám.

Nói tóm lại, nếu bạn thích Kombucha thì hãy uống nó, còn nếu bạn không thích, chỉ cần có một chế độ ăn uống hợp lý là đủ, hoặc có thể dùng kèm một loại thực phẩm lên men khác để giúp cải thiện đường tiêu hóa của mình.