01/12/2021

8 LƯU Ý KHI ĂN LẨU MÀ BẠN CẦN NẮM RÕ

Ăn lẩu là một nét văn hóa không thể thiếu tại Việt Nam. Rất dễ dàng để bắt gặp hình ảnh một bàn lẩu ở nhà hàng, quán ăn vỉa hè hay tại gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết cần lưu ý những điều nên tránh để có bí quyết ăn lẩu vừa an toàn, vừa tiện lợi và thơm ngon.
1. Không đeo kính áp tròng
Trong quá trình ăn lẩu, hơi nước từ nồi lẩu bốc lên rất nhiều. Nếu bạn đeo kính áp tròng trong thời gian dài và để kính tiếp xúc với hơi nước nóng, kính sẽ bị co lại và làm tổn thương giác mạc.
Contact Lenses for Vision Correction - American Academy of Ophthalmology
2. Nhúng thực phẩm sống kỹ rồi mới ăn
Có thể bạn sẽ thích cái vị ngọt và béo của thịt chín tái. Tuy nhiên, bạn có biết rằng ăn thịt vẫn còn sống thì sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng tiêu hóa.
Thông thường, thịt thái mỏng nên được nhúng trong nồi lẩu sôi khoảng 1 phút còn đối với các loại hải sản dày như: tôm, sò, ốc, mực,... nên được nhúng trong 5 phút cho đến khi thịt chín mềm.
Đặc biệt, khi ăn lẩu kèm nấm, bạn nên bỏ nấm vào nồi lẩu trong lúc sôi và để nấm chín trong khoảng 10 - 15 phút vì việc ăn nấm sống sẽ dễ khiến bạn bị ngộ độc nấm.
Lẩu bắp bò nhúng hành răm - Món ngon cuối tuần cho gia đình tẩm bổ
3. Không dùng đũa gấp đồ sống để gấp đồ ăn chín
Những thực phẩm còn sống rất dễ xuất hiện vi khuẩn, khi dùng chung đũa gấp đồ ăn sống để gắp đồ chín cho vào miệng, tình trạng nhiễm khuẩn chéo rất dễ xảy ra làm ảnh hưởng đến đường ruột và sức khỏe. Vì vậy, hãy dùng 1 đôi đũa riêng để gấp mỗi thực phẩm sống và dùng đũa khác để gắp thức ăn chín nhé.
THỊT SẠCH - HẤP DẪN VỚI LẨU BA CHỈ BÒ VÀO CUỐI TUẦN
4. Không húp nước lẩu sôi
Thông thường khi nước lẩu sôi và các món ăn đã chín, ta thường húp thử nước lẩu xem vừa vị chưa. Tuy nhiên, tránh triệt để hành động này vì nước lẩu đang sôi có nhiệt độ 100 độ C, khi húp trực tiếp nước lẩu còn sôi, lớp da mỏng trong miệng và lưỡi sẽ bị bỏng. Ngoài ra, hành động này còn trực tiếp gây viêm loét dạ dày khi khiến cho lớp màng dạ dày bị ảnh hưởng.
Bưng tô phở húp xì sụp có phải là hành động của người thấp hèn?
5. Ăn nhiều rau, củ, quả
Đối với các loại lẩu tê cay, những gia vị nóng như ớt, sa tế, tỏi,... sẽ được thêm vào. Vì vậy, hãy ăn kèm nhiều rau củ nhằm giúp giải nhiệt cho cơ thể đồng thời khiến bạn đỡ ngấy khi chỉ ăn mỗi thịt và hải sản.
Self-cooked hot pot is a veggie's fall dream | The Japan Times
6. Ăn kèm mì, bún, cơm
Hải sản và thịt bò chứa nhiều chất béo và protein. Ăn thêm ít mì, bún và cơm sẽ giúp cung cấp thêm tinh bột cho cơ thể, tạo sự cân bằng dinh dưỡng trong một bữa ăn.
The Ultimate Guide to Hot Pot at Home · i am a food blog
7. Không uống đồ lạnh
Nước lẩu nóng ăn kèm với đồ uống lạnh sẽ gây cản trở tiêu hóa vì nó khiến dạ dày co bóp nhiều và thường xuyên. Ngoài ra, sử dụng đồ uống quá nóng và quá lạnh sẽ có tác động rất lớn đến răng miệng, gây ê răng, tê nướu.
How Soft Drinks Affect Oral Health - Family Dental of Teravista
8. Chú ý nồi bếp nấu lẩu
Đối với bếp gas, không nên dùng bình ga và bếp quá cũ vì sẽ dễ dàng gây rò rỉ ga và làm cháy nổ. Khi múc nước lẩu, tránh để nước chảy vào bình ga.
Còn khi sử dụng bếp điện, kiểm tra dây điện có bị rò rỉ hay hở dây không? Tránh để ổ cắm điện gần nồi lẩu vì nước lẩu bắn vào phích cắm dễ gây chập và giật điện.
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Nồi Lẩu Điện Đa Năng Từ A-Z - Chọn hàng chuẩn
Lẩu là một món ăn hấp dẫn đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những gia vị cay hoặc chua quá nhiều sẽ khiến cho những người có vấn đề về dạ dày dễ bị ảnh hưởng như đau hoặc viêm loét dạ dày.
Phụ nữ có thai hoặc những người có bệnh lý về đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ trong máu nên hạn chế thường xuyên ăn lẩu, chỉ nên sử dụng từ một đến hai lần trong một tháng vì lượng gia vị trong lẩu cao, hàm lượng cholesterol và mỡ có trong hải sản và thịt cũng tương đối cao gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của sản phụ và người bệnh.