16/02/2022

SAI LẦM TRONG BẢO QUẢN THỰC PHẨM GÂY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE

Bảo quản thực phẩm như thế nào để thực phẩm giữ được độ tươi ngon càng lâu càng tốt là điều khiến nhiều chị em nội trợ quan tâm hơn hết. Tuy nhiên, làm cách nào để tránh cho thực phẩm tích tụ nhiều độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe lại bị nhiều chị em ngó lơ. Hãy cùng điểm qua những tác hại khôn lường trong việc bảo quản thực phẩm sai cách nhé.
1. Trữ thực phẩm trong thời gian quá dài
Do sự bận rộn của cuộc sống và công việc, nhiều gia đình thường đi chợ 1 - 2 lần/tuần để mua số lượng lớn thực phẩm và trữ trong tủ lạnh, khi dùng chỉ cần mang ra rã đông rồi nấu vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến cho thực phẩm bị mất dần các chất dinh dưỡng vốn có và làm giảm số lượng lợi khuẩn, lâu dần sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi của các loại vi khuẩn có hại.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên trữ thực phẩm tối đa 5 ngày, đặc biệt là các loại hải sản và thịt. Đối với các loại rau củ và hoa quả, chỉ nên trữ trong khoảng thời gian 4 - 5 ngày để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị mất đi.
Refrigerate - The Basics
2. Đậy bao bì hoặc hộp không đủ kín
Đây là sai lầm mà hầu hết nhiều người từng mắc phải. Việc không đậy kín thực phẩm khi cho vào tủ lạnh không chỉ khiến tủ lạnh có mùi khó chịu mà còn tạo điều kiện để các loại vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn chéo, vi khuẩn từ thực phẩm hư sẽ lây sang các loại thực phẩm còn tươi ngon. Sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Is it necessary to cover foods stored inside fridge? - Clever Consumer
Nên sử dụng hộp có nắp kín hoặc túi zip để gói thực phẩm thật kĩ và chọn lọc các loại thực phẩm hư ra để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội được lây nhiễm sang các thực phẩm khác.
3. Sử dụng hộp đựng có chất liệu kém
Hộp nhựa được sử dụng phổ biến để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh vì sự thuận tiện và có thể tái sử dụng nhiều lần, từ bảo quản thực phẩm đã chế biến đến bảo quản các loại thực phẩm tươi chưa được chế biến. Sau khi sử dụng, có thể dễ dàng vệ sinh và cất giữ trong tủ cho lần dùng kế tiếp. Tuy nhiên, không phải loại hộp nhựa nào cũng được làm từ chất liệu tốt.
How to Store Your Food So It Lasts as Long as Possible | EatingWell
Đối với các loại hộp nhựa kém chất lượng, mùi hương của nhựa có thể ám lên thức ăn gây ảnh hưởng đến khẩu vị của người dùng. Ngoài ra, chất BPA, một dạng độc tố có trong nhựa là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm nếu chúng ta ăn phải.
4. Rã đông rồi đông lạnh lại thực phẩm nhiều lần
Thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại gây ra tác dụng khôn lường. Nhiều gia đình hay có thói quen rã đông hết thực phẩm, sau khi sử dụng còn dư sẽ lại mang đi cấp đông. Thực phẩm sau khi rã đông sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và thích nghi để chống lại lần đông lạnh tiếp theo hoặc thậm chí thích khi tốt hơn với cái lạnh. Điều này vừa làm giảm độ tươi của thực phẩm vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
How long can you freeze meat? Best practices and guidelines
Để tránh xảy ra tình trạng trên, bạn nên chia thực phẩm ra thành các túi nhỏ, sử dụng bao nhiêu thì rã đông và mang đi chế biến bấy nhiêu thực phẩm.
5. Trữ quá nhiều thực phẩm
Học hỏi theo lối sống phương tây, nhiều gia đình hiện nay cũng mua 1 lần nhiều thực phẩm để trữ và dùng dần trong thời gian dài. Hành động này đã vô tình làm giảm tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh vì khi cho quá nhiều thực phẩm vào, tủ lạnh sẽ phải hoạt động với công suất lớn gây quá tải, nhiệt độ bảo quản sẽ không như ban đầu, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm, khiến chúng nhanh bị hỏng.
Refrigerator Sizes: How to Measure Fridge Dimensions | Whirlpool
Chúng ta chỉ nên trữ thực phẩm tối đa 5 ngày để không chỉ đảm bảo chất lượng của thực phẩm mà còn tránh gây hỏng tủ lạnh.